Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

kiến thức cơ bản và cách bố trí loa

Hàng ngày bạn nghe tai nghe, nghe loa lớn nhỏ khá nhiều nhưng liệu bạn có biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ?

Nhiều người chỉ biết nó có cục nam châm, điện chạy vào thế là phát ra âm thanh. Bài viết này sẽ cho các bạn hiểu đơn giản nhất về cấu tạo và cách hoạt động của loa.

Cách loa tạo ra âm thanh



Âm thanh là một dạng sóng âm lan truyền trong không khí, nó thay đổi luồng không khí đến tai bạn. Loa tạo ra âm thanh dựa trên nguyên lý đó, trong loa có một bộ phận đặc biệt là màng loa dùng để thay đổi không khí phía trước nó theo một tần số để tạo ra âm thanh.

Tần số đó được truyền dưới dạng tín hiệu điện từ bộ khuếch đại Amply qua dây dẫn tới loa làm rung màng loa để tái tạo âm thanh.

Ngược lại khi bạn thu âm, âm thanh dạng sáng âm sẽ được thu lại thành dạng tín hiệu số hoặc tương tự để lưu trong máy tính hay thiết bị lưu trữ của bạn. Khi phát nhạc, môt bộ chuyển đổi tín hiệu sẽ chuyển từ tín hiệu đó thành tín hiệu điện chạy tới loa.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa


Loa có nhiều hình dạng kích cỡ nhưng về cấu tạo thì hầu hết là như nhau.

Thiết kế đơn giản nhất của loa là một nam châm vĩnh cửu cố định ở đầu nhỏ, tiếp đó là một cuộn dây đồng và ra đến ngoài đầu to là một màng loa ( làm bằng plastic hoặc giấy )

Dòng điện mang tần số từ amply chạy sang loa, khi sang loa chúng chạy vào cuộn đồng làm thay đổi lực từ trường của nó. Khi cuộn đồng thay đổi từ trường nó sẽ hút đẩy nam châm, do nam châm cố định lên cuộn đồng sẽ di chuyển lên xuống. 

Dính với cuộn đồng là màng loa cũng di chuyển theo nhịp nhàng lên xuống theo tần số dòng điện.



Từ lên xuống đó màng loa thay đổi không khí xung quanh nó và tạo ra sóng âm và âm thanh xuất hiện.

Từ sự thay đổi dòng điện và tần số dòng điện loa có thể tạo ra âm trầm – âm bổng , và cũng dựa vào đó ra sẽ có cách bố trí loa trong dàn âm thanh hay dan karaoke sao cho hợp lý nhất để có được hệ thống âm thanh hoàn hảo.


Chi tiết hơn về tần số âm trầm – bổng và cách bố trí loa các bạn có thể tìm hiểu thêm tại : 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét